Giấc ngủ của trẻ sơ sinh trong những tháng đầu mới sinh vô cùng quan trọng, bạn cần tránh những sai lầm trong khi bé ngủ để giúp giấc ngủ bé sâu giấc hơn.
Thời gian mới đầu sau khi sinh, trẻ sơ sinh thường ngủ nhiều. Giấc ngủ lúc này rất quan trọng với trẻ sơ sinh. Thế nhưng, để bé có một giấc ngủ “chất lượng” thì không phải cha mẹ nào cũng biết cách. Để trẻ có được một giấc ngủ chất lượng, cha mẹ cần tránh những sai lầm dưới đây khi cho bé ngủ.
1. Lệ thuộc vào giấc ngủ của trẻ
Bé quấy khóc làm cha mẹ thường phải dỗ dành trước khi cho bé ngủ. Điều này lâu dài vô tình tạo nên thói quen xấu cho trẻ. Trẻ thường đòi hỏi cha mẹ nâng niu, dỗ dành mới chịu ngủ. Như thế trẻ sẽ không bao giờ học được cách tự ru mình ngủ.
Tình trạng này bạn có thể cải thiện bằng cách, nếu bé khóc ăn vạ trước khi đi ngủ, hãy cố gắng chế ngự cảm giác xót con bằng cách lơ đi tiếng thút thít của bé hoặc tập trung vào một việc gì đó. Khi bé khóc thật sự, hãy đợi chừng 5 phút rồi mới vào dỗ. Ngày hôm sau, kéo dài thời gian đợi đó thành 10 phút và cứ thế tiếp tục kéo dài hơn.
Tuy nhiên, nếu trẻ bị đau hay khó chịu thì cha mẹ cũng phải sớm đu đưa, dỗ dành giúp bé ngon giấc.
2. Bế trẻ khi trẻ ngủ
Hầu hết trẻ sơ sinh đều thích được cha mẹ bế khi ngủ, điều này giúp bé có cảm giác an toàn khi ngủ. Thế nhưng, nó lại là điều kiện để trẻ sinh thói quen ỷ lại vào cha mẹ. Khi còn nhỏ,trẻ sẽ quấy khóc và không chịu ngủ khi cha mẹ cho trẻ nằm giường. Khi bé lớn hơn, cha mẹ khó lòng thay đổi ‘sở thích’ được bế và đu đưa nhẹ nhàng trước khi ngủ của bé.
Vì vậy, cha mẹ muốn nhàn thì nên rèn cho bé tính tự lập khi ngủ và thói quen ngủ trên giường.
3. Vỗ nhẹ lưng trẻ khi trẻ giật mình
Bạn nên biết rằng, với trẻ sẽ có 2 trạng thái ngủ là : ngủ sâu và ngủ nông. Đối với trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, tỷ lệ giữa giấc ngủ sâu và ngủ nông là 50/50 và 2 trạng thái này thường đan xen nhau. Lúc ngủ sâu, bé hoàn toàn thả lỏng cơ thể nghỉ ngơi, không có bất kì hoạt động nào khác ngoài việc đôi khi khẽ giật mình hay khẽ nhếch miệng. Khi ngủ nông, tay, chân và cả cơ thể bé sẽ vẫn động đậy, trên mặt bé vẫn có những biểu hiện như nhíu mày, mỉm cười….
Vì thế, nếu bé có động đậy, hay chỉ giật mình nhẹ thì cha mẹ đừng vội vỗ nhẹ, bế bé hoặc cho bé bú ngay mà nên quan sát một lúc xem bé có ngủ tiếp hay không. Chỉ khi bé bật khóc hoặc cử động mạnh thì lúc đó cha mẹ mới nên bế bé lên dỗ dành và cho bú.
4. Cho bé ngủ khi đang di chuyển
Việc vừa di chuyển vừa cho bé ngủ là một điều không tốt, nó làm cho giấc ngủ của bé không sâu. Và điều đó cũng làm cho trẻ khó có thể ngủ ngon do sự kích thích chuyển động.Vì thế, nếu cha mẹ phải di chuyển xa nên hạn chế cho bé ngủ hoặc nên đỗ xe lại một lát cho bé tỉnh ngủ.
5. Quấn trẻ quá chặt
Nhiều cha mẹ có thói quen quấn trẻ chặt để giúp cho trẻ không bị lạnh khi ngủ. Thế nhưng, nó làm lại trẻ khó thở, gây toát mồ hôi, và có thể gây cảm lạnh… Thế nên, để giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn, thì bạn nên quấn trẻ trong một lớp chăn đủ ấm, nhưng đừng chặt quá nhé.
6. Cho bé ngủ khi đang ngậm vú sữa
Bé dễ ngủ hơn khi đang ngậm vú sữa, thế nhưng điều đó có hại cho răng của bé – răng sẽ vàng và dễ bị sâu. Ngủ với bình sữa trên tay cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh về tai của trẻ em. Đây cũng là một trong những sai lầm cần tránh khi các bậc cha mẹ cho bé ngủ nhé.
7. Để điện quá sáng khi bé ngủ
Nhiều bậc cha mẹ vì để tiện cho việc thay tã và cho bú ban đêm nên thường có thói quen bật đèn sáng suốt đêm, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ.
Trẻ sơ sinh ngủ trong môi trường ánh sáng sẽ giảm chất lượng giấc ngủ, thời gian ngủ cũng ngắn hơn dẫn tới giảm sự phát triển trí tuệ và thể chất. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh cho thấy, trẻ ngủ trong môi trường ánh sáng tỷ lệ cận thị có thể tăng đến 30%. Vì thế, dù có hơi bất tiện một chút, nhưng cha mẹ cũng cần tắt điện để trẻ được ngủ trong điều kiện tốt nhất nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét