Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

những thức ăn nên ăn ngày nắng nóng

 Ngày nắng nóng nên ăn những thực phẩm, hoa quả có tính mát và bổ dưỡng để bạn cảm thấy khỏe mạnh.
Việc lựa chọn thực phẩm cho những ngày nắng sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn luôn luôn nắm vững những điều sau:

Cung cấp nước cho cơ thể

Ngày nắng nóng nên uống thật nhiều nước vì trời nắng sẽ làm cho cơ thể mất nước nhanh hơn do đó bạn phải uống thật nhiều nước để tránh khô da, hạn chế mệt mỏi… Uống ít nhất từ 1 – 2 lít nước lọc mỗi ngày, bên cạnh đó nên uống thêm nước ép từ trái cây tươi, ăn thêm canh… Những người làm việc trong môi trường máy lạnh, làm việc ngoài trời thì phải luôn uống thật nhiều nước, phải tập thói quen uống nước mọi lúc chứ không nên đợi tới khi khát mới đi uống nước, lúc này cơ thể đã mất quá nhiều nước có thể dẫn đến khô da, mệt mỏi…

Một số loại đồ uống có thể giúp bạn giải khát vào những ngày nắng nóng như: nước dừa, nước chanh, nước từ rau má, rau diếp cá, bột sắn dây, nước mía, nước ép trái cây, nước chè, nước lá vối… giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, đẹp da, cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể.

Thông minh khi lựa chọn thực phẩm

Ngày nắng nóng ưu tiên lựa chọn các loại rau củ quả có màu sắc rực rỡ như: cà rốt, súp lơ xanh, mơ… cung cấp nhiều chất beta-caroten nhằm tránh lại các tia UV của mặt trời, có thể ép lấy nước hoặc ăn sống để hấp thu tốt nhất các vitamin và beta-caroten có trong các loại củ quả này. Không nên ăn rau cần, thì là… trước khi đi nắng vì sẽ gây kích ứng da.
Ăn nhiều rau xanh, trái cây vì nó không chỉ cung cấp nước mà còn cung cấp các loại vitamin, chất xơ làm giảm khả năng oxy hóa, đẹp da, tăng khả năng đề kháng của cơ thể.
nen-an-gi-ngay-nang-nong-2
Thực phẩm hàng đầu cho ngày nắng
Một số loại trái cây giúp hạ nhiệt và nhiều nước như: dưa, cam, dứa, bưởi, nho, mơ, dâu…; nên hạn chế ăn những loại trái cây như: mít, nhãn… vì sẽ gây nóng.

Một số món ăn phù hợp cho ngày nắng

Khổ qua (hay còn gọi là mướp đắng) có tác dụng làm mát, giải nhiệt và thường được sử dụng nhiều vào những ngày nắng nóng. Có thể chế biến dưới nhiều hình thức như: nấu canh, hầm, xào, luộc, ăn sống…
Đậu hũ có tác dụng làm mát và thường được dùng để nấu canh, xào, kho…
Bí đao (hay còn gọi là bí chanh), mướp, bầu: là thực phẩm có tác dụng làm mát có thể chế biến bằng cách luộc, xào, nấu canh. Riêng bí có thể đem ép lấy nước để uống còn có tác dụng giảm béo, hạn chế mụn nhọt.
Dưa leo (hay còn gọi là dưa chuột) có tác dụng giải nhiệt … có thể chế biến bằng cách ăn sống, làm gỏi, xào, muối chua…
Củ sắn nước (hay còn gọi là củ đậu) rất mát có tác dụng giải nhiệt, giúp tiêu hóa thức ăn… có thể chế biến bằng cách ăn sống, làm gỏi, xào…
Các loại rau có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu như: rau ngót, rau dền, mùng tơi, rau cần được chế biến thành canh nấu chung với thịt hoặc tôm, là món canh được ưa chuộng trong những ngày nắng.
Các loại hạt cũng là thực phẩm rất tốt để giải nhiệt như: đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, hạt sen. Thường được nấu chè để ăn trong những ngày nắng nóng.
Lựa chọn một số hải sản để ăn trong những ngày này như: hàu, hến, trai cũng có tác dụng giải nhiệt, bổ sung chất dinh dưỡng và điều trị nhiều căn bệnh khác.

nen-an-gi-ngay-nang-nong-1

Một số điều cần tránh khi lựa chọn thực phẩm

Nên lựa chọn đồ uống phù hợp như nên uống nước dừa, nước sâm mía lau, sương sáo…thay vì lựa chọn các đồ uống có gas (chỉ có tác dụng làm mát tức thời, làm tăng lượng đường dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì…)
Ngày nắng nóng không nên uống cafe, bia, rượu vì sẽ làm cho cơ thể bị nóng. Không nên ăn nhiều đồ cay, đồ chiên nhiều dầu mỡ, nướng như: ớt, tiêu, khoai tây chiên, thịt…ưu tiên lựa chọn các món canh, luộc vì sẽ giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa. Không nên ở ngoài trời nắng quá lâu vì sẽ dễ bị mất nước, không nên làm việc quá sức, không nên tắm ngay khi vừa đi nắng về.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét