“Ai nuôi hết số mèo bà Quý đang nuôi là sau này bà Quý sang cho cái sạp ở chợ luôn”, những tiểu thương chợ Đa Kao (Q.1, TP.HCM) tếu táo khi chúng tôi hỏi "bà Quý nuôi mèo", có gần 60 năm "làm mẹ" của những chú chó, mèo bị bỏ rơi.
Mặc dù sức khỏe yếu nhưng ngày nào bà Quý cũng đẩy xe đến chợ để xin đầu tôm về cho "các con" - Ảnh: Đình Vũ
Cuộc đời cơ cực
Bà Quý có tên đầy đủ Lê Thị Quý, năm nay đã ngoài 80 tuổi, hiện ngụ ở quận Bình Thạnh, TP.HCM, bà sinh ra và lớn lên ở Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Năm 17 tuổi, bà lấy chồng rồi theo chồng vào Sài Gòn lập nghiệp. Tưởng chừng cuộc sống vợ chồng sẽ viên mãn nhưng khi bà vừa sinh con gái đầu lòng cũng là lúc chuyện tình cảm vợ chồng rạn nứt. Đứa con gái nhỏ bị nhà chồng bắt nuôi, rồi lớn lên ra nước ngoài sống, bà một thân một mình lang thang khắp Sài Gòn.
Thời gian này có lẽ là khoảng thời gian chông gai nhất khi bà phải làm đủ mọi nghề để mưu sinh. Buồn hơn, đang ở độ tuổi đẹp nhất nhưng bà lại không thể mở lòng mình với bất kỳ chàng trai nào. “Vết thương lòng còn chưa hết, nên không thể tin tưởng để đi thêm bước nữa”, bà Quý tâm sự.
Cuộc đời cơ cực
Bà Quý có tên đầy đủ Lê Thị Quý, năm nay đã ngoài 80 tuổi, hiện ngụ ở quận Bình Thạnh, TP.HCM, bà sinh ra và lớn lên ở Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Năm 17 tuổi, bà lấy chồng rồi theo chồng vào Sài Gòn lập nghiệp. Tưởng chừng cuộc sống vợ chồng sẽ viên mãn nhưng khi bà vừa sinh con gái đầu lòng cũng là lúc chuyện tình cảm vợ chồng rạn nứt. Đứa con gái nhỏ bị nhà chồng bắt nuôi, rồi lớn lên ra nước ngoài sống, bà một thân một mình lang thang khắp Sài Gòn.
Thời gian này có lẽ là khoảng thời gian chông gai nhất khi bà phải làm đủ mọi nghề để mưu sinh. Buồn hơn, đang ở độ tuổi đẹp nhất nhưng bà lại không thể mở lòng mình với bất kỳ chàng trai nào. “Vết thương lòng còn chưa hết, nên không thể tin tưởng để đi thêm bước nữa”, bà Quý tâm sự.
4 ‘đứa’ bà Quý mới nhặt được từ lúc chưa mở mắt - Ảnh: Đình Vũ
Nhắc về người con gái, bà Quý rầu rĩ, bà không có công nuôi dưỡng lại không được ở với con từ nhỏ, nên con gái không có tình cảm với bà cũng là điều dễ hiểu, bà cũng không trách gì. Đến bây giờ, mỗi lần về Việt Nam, người con cũng không đến nhà bà, vì biết bà nuôi nhiều mèo.
“Con gái chỉ cho cái địa chỉ khách sạn và ngày giờ rồi hẹn tôi đến, vì thương con 9 tháng mang nặng đẻ đau nên tôi vẫn tìm đến, nhưng như vậy giống như những người quen biết chứ không phải mẹ con”, bà tâm sự.
60 năm ‘làm mẹ’ của chó mèo hoang
“Niềm vui bây giờ của tôi chỉ là mỗi sớm thức dậy được nghe tiếng "chí chóe" của "đàn con", và mỗi lần đi chợ về được chúng ‘hớn hở’ ra chào đón”, bà Quý chia sẻ.
Bà Quý pha sữa cho những ‘đứa con’ nhỏ - Ảnh: Đình Vũ
Trong căn nhà nhỏ nồng mùi, ngổn ngang giấy báo, chai lọ, bà Quý cho biết con mèo đầu tiên bà cứu cách đây khoảng 60 năm. Từ ngày đó đến nay, đã cưu mang tất cả bao nhiêu con mèo, chó bà không nhớ rõ.
Hàng ngày, bà Quý dậy từ 5 giờ sáng để dọn dẹp giấy cũ cho ‘các con’ nằm, bà cẩn thận lau sạch sàn, lót báo cho "các con" vui chơi, sau đó cho chúng ăn rồi mới đi chợ. Lúc về, bà lại dọn dẹp và nấu ăn, rồi tắm rửa cho chúng, loay hoay cũng đến nửa đêm mới xong việc.
Bà Quý cho biết, từ ngày mất đi hạnh phúc bà luôn bị ám ảnh bởi tiếng kêu khóc của những chú chó mèo như vắng mẹ. Tiếng kêu làm bà nhớ lại giây phút đứa con gái bé bỏng bị cướp khỏi tay mình. Vậy nên bà đã cưu mang tất cả chó, mèo bị hắt hủi.
Để nuôi được "những đứa con" của mình, bà Quý phải "đặt hàng" đầu tôm, mang cá ở khắp chợ để về hâm lại rồi chia đều cho từng phần cho "các con" trong bữa tối. Một bữa bà Quý cũng phải tốn thêm khoảng 30.000 đồng tiền cá để ‘các con’ ăn được ngon miệng.
Những "đứa lớn" sẽ được ăn thức ăn nhanh thay vì uống sữa - Ảnh: Đình Vũ
Tuổi ngoài 80 thêm vấn đề sức khỏe nhưng bà Quý vẫn “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” vì "các con". Hiện tại, bà đang cưu mang hơn 50 "đứa", "đứa" lớn nhất đã 21 tuổi rồi. Bà nhớ tên và hoàn cảnh của từng "đứa". Bà Quý vừa nói vừa chỉ tay vào chú chó màu đen đang sủa inh ỏi: “Đây là con Bi, ngày xưa bằng bị muối hột lại bị tiêu chảy nên người ta bỏ. Tôi mang về nuôi đến giờ thì lớn được như thế nàyi”, “còn kia là con Mi trắng, Mi vàng”,…
Trong số đó, bà Quý thương nhất là con Đô. Bà vừa vuốt ve con Đô vừa kể: “Đô đẹp trai nhất nên lạnh lùng lắm, lại có tính hung hăng nên phải cho ở riêng trong này, nếu không ra ngoài là lại kiếm chuyện ngay. Hôm nay chắc do có khách nên Đô ngại không thèm nói chuyện”.
Nhiều "đứa" lúc mới nhặt về bị ghẻ thì bà Quý tự tay bôi thuốc hàng ngày, "đứa" nào bị bệnh bà cũng tự tay cứu chữa. Lâu lâu lại có "đứa" bệnh nặng làm bà Quý lại mất ngủ cả đêm để canh chừng, bà pha sữa, dẫn đi bác sĩ để mong "con" mau lành bệnh. Hầu hết "những đứa con" bà nhặt về đều chưa mở mắt, bà phải mua núm vú, pha sữa cho từng "đứa" hoặc hướng dẫn chúng bú nhờ một mèo lớn đang mang thai.
Tuổi ngoài 80 thêm vấn đề sức khỏe nhưng bà Quý vẫn “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” vì "các con". Hiện tại, bà đang cưu mang hơn 50 "đứa", "đứa" lớn nhất đã 21 tuổi rồi. Bà nhớ tên và hoàn cảnh của từng "đứa". Bà Quý vừa nói vừa chỉ tay vào chú chó màu đen đang sủa inh ỏi: “Đây là con Bi, ngày xưa bằng bị muối hột lại bị tiêu chảy nên người ta bỏ. Tôi mang về nuôi đến giờ thì lớn được như thế nàyi”, “còn kia là con Mi trắng, Mi vàng”,…
Trong số đó, bà Quý thương nhất là con Đô. Bà vừa vuốt ve con Đô vừa kể: “Đô đẹp trai nhất nên lạnh lùng lắm, lại có tính hung hăng nên phải cho ở riêng trong này, nếu không ra ngoài là lại kiếm chuyện ngay. Hôm nay chắc do có khách nên Đô ngại không thèm nói chuyện”.
Nhiều "đứa" lúc mới nhặt về bị ghẻ thì bà Quý tự tay bôi thuốc hàng ngày, "đứa" nào bị bệnh bà cũng tự tay cứu chữa. Lâu lâu lại có "đứa" bệnh nặng làm bà Quý lại mất ngủ cả đêm để canh chừng, bà pha sữa, dẫn đi bác sĩ để mong "con" mau lành bệnh. Hầu hết "những đứa con" bà nhặt về đều chưa mở mắt, bà phải mua núm vú, pha sữa cho từng "đứa" hoặc hướng dẫn chúng bú nhờ một mèo lớn đang mang thai.
Bà Quý dành tất cả thời gian để chăm sóc ‘các con’ của mình - Ảnh: Đình Vũ
Có một số người biết bà Quý nuôi nhiều mèo, họ bảo bà không bình thường, thậm chí còn than phiền, bà Quý hiểu ý nên làm sắt lưới giăng xung quanh nhà, để "các con" không sang nhà hàng xóm. Tuy nhiên, lâu lâu cũng có một vài "đứa" ham chơi, chạy nhảy lung tung, hàng xóm than phiền. Bà chỉ biết im lặng rồi gọi "các con" về.
Nhưng cũng có một số người hiểu và cảm thông mang cho những "đứa con" của bà Quý bao gạo hay bao thức ăn nhanh để lo cho "tụi nó". “Nhìn những 'đứa con’ lớn từng ngày là niềm an ủi duy nhất của tôi. Bây giờ mà không nuôi "nó" chắc tôi sống không được”, bà Quý tâm sự.
Khi được hỏi về tương lai của những "đứa con", bà Quý cho chúng tôi biết bà đã tìm được một người đáng tin tưởng ở Củ Chi để nhờ chăm sóc chúng khi bà nằm xuống. Bà cũng sẽ nhượng cái sạp ở chợ để người "mẹ kế" lấy kinh phí trang trải cho những "đứa con’ của mình.
Đình Tuyên - Vũ Phượng - http://www.thanhnien.com.vn/
Có một số người biết bà Quý nuôi nhiều mèo, họ bảo bà không bình thường, thậm chí còn than phiền, bà Quý hiểu ý nên làm sắt lưới giăng xung quanh nhà, để "các con" không sang nhà hàng xóm. Tuy nhiên, lâu lâu cũng có một vài "đứa" ham chơi, chạy nhảy lung tung, hàng xóm than phiền. Bà chỉ biết im lặng rồi gọi "các con" về.
Nhưng cũng có một số người hiểu và cảm thông mang cho những "đứa con" của bà Quý bao gạo hay bao thức ăn nhanh để lo cho "tụi nó". “Nhìn những 'đứa con’ lớn từng ngày là niềm an ủi duy nhất của tôi. Bây giờ mà không nuôi "nó" chắc tôi sống không được”, bà Quý tâm sự.
Khi được hỏi về tương lai của những "đứa con", bà Quý cho chúng tôi biết bà đã tìm được một người đáng tin tưởng ở Củ Chi để nhờ chăm sóc chúng khi bà nằm xuống. Bà cũng sẽ nhượng cái sạp ở chợ để người "mẹ kế" lấy kinh phí trang trải cho những "đứa con’ của mình.
Đình Tuyên - Vũ Phượng - http://www.thanhnien.com.vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét