Các nhà nghiên cứu đã tìm ra một bài tập đơn giản, có khả năng giảm đáng kể việc ngáy ngủ ở những người không may mắc chứng 'kéo gỗ'.
Ngáy ngủ không chỉ là gánh nặng đối với người mắc phải, mà còn cả đối với những người ngủ chung giường với họ. Ảnh: Alamy
Bài tập mới bao gồm các bước cử động lưỡi và luyện tập miệng. Các chuyên gia quả quyết, nó có thể làm giảm đáng kể số lượng và cường độ ngáy khi ngủ.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành kiểm nghiệm hiệu quả của bài tập cho các bệnh nhân mắc bệnh ngáy ngủ. Trong thử nghiệm, 39 người mắc chứng "kéo gỗ" khi ngủ đã được chia thành 2 nhóm điều trị ngẫu nhiên: một nhóm với các dụng cụ nong mũi kèm bài tập hô hấp và một nhóm với bài tập mới hàng ngày.
Kết quả cho thấy, ở những bệnh nhân ngáy ngủ ở dạng nhẹ hoặc mắc chứng ngưng thở khi ngủ (OSA) nhẹ, các bài tập mới làm giảm đáng kể tần suất ngáy ngủ (36%) và cường độ ngáy ngủ (59%).
Ngáy ngủ là một trong các triệu chứng phổ biến nhất gắn liền với bệnh OSA. Nó bắt nguồn từ sự rung động của các mô mềm làm tắc nghẹt vùng hầu - họng của người bệnh trong khi ngủ. Tuy nhiên, hầu hết những người ngáy ngủ không mắc chứng OSA.
Bài tập 6 bước đơn giản giúp bạn giảm đáng kể tật "kéo gỗ" khi ngủ. Ảnh: Daily Mail
Mức độ phổ biến của chứng ngáy ngủ trong người dân được công bố rất khác nhau, từ 15% - 54%, chủ yếu vì hầu hết các nghiên cứu dựa vào sự tự khai báo của bệnh nhân. Bất chấp bằng chứng ám chỉ, ngáy ngủ là một gánh nặng lớn đối với xã hội, trên thế giới hiện không có mấy nghiên cứu về việc chữa bệnh cho những người mắc chứng "kéo gỗ" hoặc OSA dạng nhẹ.
Việc chữa trị cho bệnh ngáy ngủ hoặc OSA dạng nhẹ hiện rất đa dạng, bao gồm cả việc tránh dùng rượu cồn và các chất giảm đau, tráng nằm ngửa khi ngủ, giảm cân, điều trị các vấn đề về mũi, phẫu thuật vòm miệng cũng như đường hô hấp trên và sử dụng y cụ điều chỉnh lắp vào răng.
Các bác sĩ Mỹ đã lên tiếng ca ngợi khám phá mới. "Phương pháp này cho thấy một cách điều trị không can thiệp đầy hứa hẹn cho số đông người mắc chứng ngáy ngủ, giải thoát gánh nặng cho cả những người ngủ chung giường với họ, vốn hầu như bị lãng quên trong các nghiên cứu", Barbara Phillips, chuyên gia phụ trách y tế của Phòng thí nghiệm giấc ngủ thuộc Trường Y, Đại học Kentucky (Mỹ, nhấn mạnh.
Bài tập 6 nước chống ngáy ngủ
Bước 1: Đẩy đầu lưỡi chạm vào ngạc cứng của vòm miệng, rồi kéo trượt lưỡi về phía sau (20 lần).
Bước 2: Cuộn và ép toàn bộ mặt lưỡi chạm vào vòm miệng (20 lần).
Bước 3: Ép phần lưng lưỡi xuống sàn miệng, trong khi giữ đầu lưỡi chạm vào mặt trong của các răng hàm dưới (20 lần).
Bước 4: Nâng cao phần sau vòm miệng (ngạc mềm) và lưỡi gà trong khi phát âm nguyên âm "A" (20 lần).
Bước 5: Cho một ngón tay vào khoang miệng và sử dụng cơ mút đẩy nó ra bên ngoài (20 lần mỗi bên).
Bước 6: Luân phiên nhai và nuốt hai bên, cố gắng để lưỡi trong vòm miệng mà không co cuốn lại bất cứ khi nào ăn.
Theo Tuấn Anh
VietNamNet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét